Ngày 16/03/2023 10:36

Sự thật sâu chít bổ thận, tráng dương?

Hiện các nhà chuyên môn chưa rõ về tác dụng bổ thận tráng dương của sâu chít nhưng bạn có nguy cơ cao bị sốc phản vệ khi ăn thực phẩm này.

Hiện các nhà chuyên môn chưa rõ về tác dụng bổ thận tráng dương của sâu chít nhưng bạn có nguy cơ cao bị sốc phản vệ khi ăn thực phẩm này.

Tôi mua một bình rượu ngâm sâu chít về uống vì nghe nói sâu chít rất tốt cho nam giới. Tuy nhiên, sau khi uống, tôi bị mẩn ngứa. Bác sĩ cho tôi hỏi sâu chít có tác dụng bổ thận tráng dương như quảng cáo không? Nếu tôi muốn uống sâu chít nên mua loại nào để tránh bị tác dụng phụ? Nguyễn Đức Hà (Thanh Trì, Hà Nội)Bác sĩ Hoàng Sầm - Chủ tịch Viện Y học Bản địa Việt Nam trả lời:

Sâu chít là ấu trùng của một loài côn trùng, hay sống trong thân cây chít vào cuối thu đầu đông, cắn đục thân cây làm cây ngừng sinh trưởng. Sâu chít có nhiều tên gọi khác nhau, được xem như một đặc sản ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Sơn La, Điện Biên, Hà Giang…

Khi cây chít ra bông, người ta phát hiện cây chít có sâu bằng cách quan sát thấy đoạn thân gần ngọn có chỗ hơi phồng to hơn bất thường. Lá cây có thể úa và bông chít ngưng, kém phát triển, chọn đoạn hơi phồng, chặt lấy đoạn ngọn đó khoảng 20 - 30cm, bó nhỏ, đem về tách ra để thu lượm sâu bên trong. Sâu chít được thu hoạch vào khoảng tháng 11 - 12.

Người dân có thể sử dụng tươi hoặc phơi, sấy khô. Trong đó, sâu chít được ngâm rượu là phổ biến nhất. Sâu chít còn được gọi là đông trùng hạ thảo Việt vì có tác dụng phục hồi sức khỏe.

Đến nay chưa có công trình khoa học nào khẳng định sâu chít có tác dụng tăng cường sinh lý. Nhưng nhiều nam giới vẫn tin vào công dụng cường dương, tráng khí của loài ấu trùng này.

Sự thật sâu chít bổ thận, tráng dương?

Sâu chít được ví như đông trùng hạ thảo của người Việt.

Theo quan điểm của Đông y, sâu chít có vị cam, tính ấm, có tác dụng bổ phế, ích thận, tráng dương khí, an thần, được dùng để chữa chứng thận âm dương lưỡng hư. Ví dụ như người có triệu chứng nóng sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, đau thắt lưng, mỏi gối, tiểu đêm, yếu sinh lý, liệt dương, di tinh, hoạt tinh.

Sâu chít cũng được sử dụng chữa các bệnh ở can phế như ho, suyễn, thổ huyết. Đông y cũng coi sâu chít có tác dụng bổ dưỡng trong chứng thận dương suy vi... Có lẽ vì tốt cho thận nên nhiều người tin rằng sâu chít sẽ bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực.

Một nghiên cứu của Viện Y học cổ truyền Quân đội về tác dụng của sâu chít trên chuột cống cho thấy trong sâu chít có nhiều protein với các axit amin thiết yếu, vitamin và các vi khoáng… giúp phục hồi tổn thương cấu trúc các cơ quan trong cơ thể nói chung và cơ quan sinh sản nói riêng của chuột.

Kết quả, khi chuột đực uống bột sâu chít khô toàn phần làm tăng trọng lượng mào tinh vào túi tinh. Hàm lượng testosterol chuột cống đực tăng từ 5,084 lên 17,55nmol/L. Tuy nhiên, công trình này mới chỉ dừng lại trên chuột.

Sâu chít dùng làm thực phẩm bằng cách chế biến các món xào, chiên rán. Phổ biến nhất là ngâm rượu hoặc làm một vị thuốc trong các bài thuốc Đông y.

Tuy nhiên, trường hợp ăn sâu chít như bạn miêu tả là do bạn dị ứng với sâu chít hay phản vệ quá mẫn dạng nhẹ. Có rất nhiều trường hợp đã sốc phản vệ với sâu chít vì đây là loại côn trùng giàu protein. Khi chế biến nếu các axit amin không được phân cắt hoàn toàn sẽ trở thành dị nguyên. Người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng nhẹ hoặc thậm chí khó thở, sẩn phù da, mặt. Có trường hợp chỉ uống vài chén rượu sâu chít vẫn có biểu hiện khó thở, co giật và hôn mê.

Những người có tiền sử dị ứng nhộng ong, nhộng tằm, trứng kiến, sâu cọ hoặc tôm, cua, ốc, ếch, ba ba, cá da trơn... tốt nhất không nên dùng loại thực phẩm có sâu chít.

Khi sử dụng sâu chít, bạn nên lựa chọn những loại còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Nếu là rượu cần ngâm đủ 100 ngày.

Nếu chế biến làm thức ăn, người nấu cần ngâm, thả côn trùng vào nước muối ấm, nước vôi nhì. Cách làm này giúp côn trùng thải hết chất độc trong ruột, tại các tuyến ngoại tiết, chất bẩn bám trên thân côn trùng, để ráo nước, đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến.

Lưu ý, việc ngâm rượu sâu chít hay các loại côn trùng khác đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ dị ứng. Với đông nam y, sâu chít là 1 vị thuốc, do vậy nên dùng đúng liều và lượng chỉ định của người có chuyên môn hoặc có kinh nghiệm.

Sự thật sâu chít bổ thận, tráng dương?

Côn trùng cắn: Bác sĩ nhi khoa hướng dẫn cách xử trí nhiễm trùngCác vết cắn/đốt của côn trùng như muỗi, ong, kiến, ban đầu chỉ là một nốt nhỏ gây ngứa, nếu không xử lý kịp thời và đúng cách, có thể gây ra những tổn thương khó chịu, thậm chí nguy hiểm, nhất là với trẻ em.

Bình luận

Theo: Nguồn vietnamnet.vn